Ăn Cá Biển Nhiều Có Tốt Không? Những Món Ăn Ngon Từ Cá Biển

Cá biển là thuật ngữ chỉ về những loài cá sống ở biển, thuật ngữ này tương quan và phân biệt với các loài cá sống ở môi trường nước ngọt như cá sông, cá đồng, cá suối. Thuật ngữ cá biển rộng hơn cá biển ngoài khơi, chỉ về những con cá ở biển sống xa bờ. Cá biển bao gồm các loài cá biển khơi, cá ven biển, cá biển sâu, cá tầng đáy, cá rạn san hô…

Ăn cá biển nhiều có tốt không?

Với câu hỏi ăn cá biển nhiều có tốt không? Tôi xin trả lời với các bạn rằng ăn cá biển là tốt. Vì sao ư? Bởi vì cá biển là loại thực phẩm ít chất béo, giàu Omega-3, vitamin và khoáng chất, đặc biệt dầu cá rất tốt cho mắt và trí não, và còn rất nhiều lợi ích sức khỏe khác…

Nhưng vẫn sẽ có một vài trường hợp những người bị mắc bệnh sẽ không thể sử dụng cá biển nhiều, điển hình như những người mắc các bệnh sau đây:

  • Bệnh Gout (hay Gút): Bệnh Gout là chứng bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống, nguyên nhân do nồng độ Acid uric quá cao trong huyết tương. Cá rất giàu Purin, khi ăn vào cơ thể sẽ phân hủy thành Acid uric, vì thế nếu ăn càng nhiều cá sẽ làm cho bệnh Gout nặng hơn nếu bạn đang mắc bệnh.

  • Người bị rối loạn chức năng máu: Như giảm tiểu cầu, dễ chảy máu, thiếu Vitamin K… thì nên ăn ít cá. Nguyên nhân do cá chứa 1 số chất có thể gây ức chế tiểu cầu, làm rối loạn chức năng máu của người bệnh.

  • Bệnh nhân xơ gan: Khi mắc bệnh xơ gan, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong sản xuất yếu tố đông máu, kết hợp với tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu. Nếu ăn nhiều cá biển (có mòi, cá trích, cá ngừ…) sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

  • Bệnh nhân lao: Bệnh nhân lao ăn nhiều cá có thể gây ra hiện tượng dị ứng, có thể dẫn đến buồn nôn, nhức đầu,…

Với những trường hợp mắc bệnh như trên, ăn nhiều cá biển không thực sự tốt, và phải cẩn trọng khi ăn cá.

Đặc điểm loài cá biển

Nếu chỉ nhìn sơ hình dáng bên ngoài thì không có sự khác biệt rõ ràng giữa cá biển và cá sông, tuy nhiên chúng có một số khác biệt cụ thể về màu sắc, nhìn chung cá biển có nhiều màu sắc hơn cá sông do đặc điểm môi trường sống và cuộc chiến sinh tồn. Để né tránh kẻ thù mạnh hơn mình, cá phải có màu sắc hòa lẫn vào môi trường.

Cá ở vùng biển lạnh do môi trường mờ đục. Cá biển nhiều màu sắc là loài sống ở vùng biển nóng và chúng thường sống gần những bãi san hô có màu sắc rực rỡ. Chính vì vậy, nuôi cá biển có cái thú vui mà cá nước ngọt không thể có được vì những loại cá này có màu sắc lộng lẫy.

Những món ăn ngon từ cá biển

Cá nục chiên mắm tỏi

Nguyên liệu:

  • Cá nục

  • Me, ớt, nước mắm, tỏi

  • Rượu trắng, gừng cay, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn

  • Rau thơm: xà lách, thì là, …

  • Dưa chuột, cà chua

Cách làm:

  • Bước 1: Cá nục tươi mua về và làm sạch, còn cá nục đông lạnh thì chỉ cần rã đông hoàn toàn rồi rửa sạch. Bỏ ruột, bỏ mang, đuôi và vẩy cá. Gừng rửa sạch, băm nhỏ ướp với cá nục cùng rượu vang trắng khoảng 15 phút. Sau đó để cá riêng ra khỏi hỗn hợp ướp.

  • Bước 2: Cho chảo lên bếp, đảm bảo chảo đã khô hoàn toàn thì cho dầu ăn vào. Khi dầu đã sôi thì bạn cho cá nục vào, rán lần lượt 2 mặt cá cho đều. Chú ý đảo đều tay và thường xuyên để tránh hiện tượng lớp da ngoài bị cháy mà trong chưa chín. Khi cá vàng đều hai mặt thì tắt bếp bỏ cá ra đĩa.

  • Bước 3: Bỏ vỏ me, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Khi me đã chín thì lấy hạt ra, dầm nát rồi lấy nước chua làm mắm.

  • Bước 4: Cho tất cả các gia vị bao gồm nước me, nước mắm, đường, tỏi băm, ớt, bột ngọt cùng chút nước lọc. Bạn nêm nếm sao cho vừa miệng.

  • Bước 5: Trình bày đĩa bằng rau xà lách, thì là cùng dưa chuột, cà chua. Để cá vào giữa đĩa.

Cá hấp

Nguyên liệu:

  • Với món cá hấp, bạn hãy chọn các loại cá như cá nục, cá ngừ, cá chẽm. Sau khi rửa sạch hoặc rã đông, bạn hãy khứa vài đường trên mình cá để gia vị dễ dàng thẩm thấu vào cá.

  • Các nguyên liệu khác cần chuẩn bị bao gồm: hành lá, gừng thái sợi, gia vị nêm, dầu hào.

Cách làm:

  • Để bắt đầu thực hiện, bạn hãy cho vào một cái tô hoặc một cái đĩa rộng rồi rắc lên tí muối.

  • Nhét hành lá cắt khúc và gừng thái sợi vào bụng cá để khử mùi tanh và có được thơm hơn sau khi chín.

  • Để cá ướp trong khoảng 15 phút rồi cho vào lồng hấp, rưới thêm một ít dầu hào lên trên rồi hấp cho đến khi cá chín. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của cá mà thời gian cá chín sẽ lâu hoặc nhanh.

Cá kho cay với nước sốt me

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá cờ, cá thu hoặc cá hồi
  • Gia vị: mắm, mì chính, hạt nêm
  • Hành, tiêu, ớt, tỏi, dầu ăn và nước sốt me. Số lượng mỗi loại nguyên liệu tùy thuộc vào số lượng người ăn.

Cách làm:

  • Để chế biến món cá kho cay với nước sốt me, trước hết bạn hãy dùng miếng phi lê cá áp chảo để làm chín và giúp miếng cá săn chắc hơn.
  • Tiếp theo, bạn băm nhỏ hành tỏi rồi phi thơm cùng với một ít dầu ăn.
  • Sau đó, cho hỗn hợp nước sốt me cùng các loại gia vị như nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, đường vào khuấy đều cùng hành tỏi phi và để nấu trong khoảng 1-2 phút. Lúc này, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm từ hỗn hợp đang sôi trên bếp.
  • Cuối cùng, bạn cho số cá vừa áp chảo vừa xong vào hỗn hợp sốt me rồi đảo nhẹ tay.
  • Tùy theo khả năng ăn cay của bạn và những người thân trong gia đình mà bạn điều chỉnh số lượng phù hợp khi cho ớt vào món ăn.
  • Để lửa liu riu cho cá thấm trong khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp.

Dù là loại thực phẩm rất có lợi, nhưng cá biển nói riêng và cá nói chung vẫn không tránh được những điểm bất lợi cho sức khỏe con người nếu dùng quá nhiều, không đúng cách… Vậy nếu muốn cơ thể bạn khỏe mạnh, muốn ăn cá để tăng cường dinh dưỡng có lợi, hãy sử dụng theo khuyến cáo khoa học đúng cách nhé!

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ăn cá biển nhiều có tốt không? Hy vọng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức từ cá biển và các món ăn được chế biến từ cá biển để nâng cao sức khỏe cho gia đình bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.